
Các cấp độ lập trình viên và lộ trình thăng tiến trong ngành
- Nguyễn Thanh Trường
- Information
- 29 Jul, 2024
Intern/Fresher
- Fresher là những sinh viên mới tốt nghiệp ngành CNTT hoặc những bạn vừa học xong một khoá học tại trung tâm đào tạo vè lập trình. Họ đều mới bắt đầu bước chân vào công việc của lập trình viên.
- Họ được trang bị đầy đủ kiến thức căn bản về chuyên môn: logic, cấu trúc phần mềm, cơ sở dữ liệu,… và một số kỹ năng mềm: teamwork, giao tiếp,…Và cần một môi trường thực tế để thực hiện, triển khai, học hỏi và phát triển thêm.
Junior
- Thường là người đã trải qua giai đoạn intern và fresher. Họ đã có kinh nghiệm trong việc lập trình ứng dụng thực tế. Với vịt rí này, doanh nghiệp không yêu cầu bạn quá nhiều về kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sâu.
- Những bạn ở vị trí Junior Developer thường có 0-2 năm kinh nghiệm
Middle
- Các lập trình sẽ cần được trau dồi kinh nghiệm, bằng việc trải qua toàn bộ chu trình phát triển phần mềm ít nhất một vài lần. Họ sẽ có thể rơi vào rất nhiều bẫy, và cần học cách tránh bẫy trong các lần tiếp theo. Khi nói đến viết mã , các lập trình viên nên học cách viết mã đơn giản thay vì những mã phức tạp đa tính năng.
- Các kiến thức về kiến trúc phần mềm, phương pháp tối ưu hiệu suất và các quy tắc về bảo mật cũng nên được bổ sung đầy đủ
Senior
- Vị trí này đòi hỏi bạn có khả năng xử lý các vấn đề phức tạp, có khả năng thiết kế các cấu trúc cơ sở dữ liệu lớn, các tính năng phức tạp của ứng dụng.
- Senior Developer là những người có kinh nghiệm làm việc tốt, nắm chắc được kiến thức và kỹ thuật chuyên môn. Cũng như các công cụ, công nghệ trong lập trình. Đến thời điểm này, bạn đã có kỹ năng quản lý công việc, quản lý con người.
- Vị trí này là bước đệm để bạn thăng tuến lên trong nấc thang sư nghiệp mới. Một khi bạn đã có kinh nghiệm để troẻ thành Senior Developer, bạn đã có thể bắt đầu trở thành một CTO của một start up công nghệ.
Tech Lead
- Tech Lead là những người đã hiểu đủ sâu và rộng về các công nghệ. Họ sẽ có rất nhiều quyết định quan trọng để mọi lập trình viên trong team đi theo, nào là chọn ngôn ngữ gì, chọn tools gì, thiết kế hệ thống ra sao, theo chuẩn quy trình làm phần mềm nào.
- Vị trí này đòi hỏi 5-10 năm kinh nghiệm lập trình. Công việc chính của họ thường là thiết kế hệ thống và đảm bảo hệ thống có thể scale lớn, có thể kết hợp nhiều stack để vận hành đáp ứng nhu cầu.
roduct/Project Manager
- Chức danh này thường là Product Manager hoặc Project Manager. Họ là người quyết định rất lớn đến những chức năng cần phải có của một sản phẩm thông qua quá trình nghiên cứu, khảo sát và đo đạc.
- Vị trí này bạn không cần phải code nữa nhưng bù lại, bạn có cả hàng tá việc phải thực hiện và trách nhiệm cũng cao ngất trời.
CTO/CEO
- Bạn sẽ giữ vị trí CTO (Giám đốc công nghệ) hoặc CEO (Giám đốc điều hành). Đến lúc này bạn sẽ trở thành một người truyền cảm hứng, dẫn dắt các leader và team. Đến nấc thang sự nghiệp càng cao, càng ít tiếp xúc với việc code. Điều quan trọng nhất ở vi trí này là về con người: truyền cảm hứng, tạo động lực, lãnh đạo và hoạch định chiến lược.
- Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về lộ trình phát triển của lập trình viên. Trong thời đại của cuộc cách mạng cong nghệ 4.0, theo đuổi lập trình là một hướng đi và là đích đến tuyệt vời.